Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Dịch thuật video A-Z: 3 cách xử lý dôi chữ khi dịch và lồng tiếng video

Dịch Thuật SMS cung cấp dịch vụ lồng tiếng, thu âm, thuyết minh, voice-over tiếng Anh, Hoa, Nhật, Hàn và 20 ngôn ngữ khác

Dịch Thuật SMS cung cấp dịch vụ lồng tiếng, thu âm, thuyết minh, voice-over tiếng Anh, Hoa, Nhật, Hàn và 20 ngôn ngữ khác. Chúng tôi có kinh nghiệm xử lý dôi chữ cũng như tất cả các vấn đề thường gặp khi dịch thuật và hậu kỳ video đa ngôn ngữ.


Dôi chữ là gì?


Một trong những vấn đề lớn nhất khi dịch thuật nội dung videothuyết minh video clip – là tình trạng dôi chữ. Đây là tình trạng xảy ra khi số lượng chữ trong bản dịch video dài hơn so với bản gốc và khi ghép phần thu âm bản dịch vào thì vượt quá thời lượng cho phép trong video gốc, hoặc khi ghép phụ đề vào clip thì người xem không thể đọc kịp.


Vấn đề này xảy ra hầu như với tất cả các ngôn ngữ, và việc biên tập một bài dịch cho phù hợp có thể cần những thay đổi có ảnh hưởng chút ít đến ngữ nghĩa. Đối với những video có nhiều nội dung phức tạp (ví dụ như phim tự giới thiệu doanh nghiệp, video học trực tuyến hoặc các module trong elearning), làm việc với vấn đề dôi chữ có thể là khá khó khăn.


Bài viết này sẽ đưa ra 5 bí quyết giúp bạn đối phó với tình trạng dôi chữ trong một dự án dịch thuật và làm hậu kỳ video.


Dành thời gian biên tập lại nội dung lời bình (script) cho khớp thời gian


Bước này – trong đó một biên tập viên thời gian lời bình (script timing editor) chuyên nghiệp sẽ rà soát một đoạn lời bình đã được dịch để đảm bảo khớp với một đoạn video gốc có sẵn –là phần rất thiết yếu trong một qui trình chuyển ngữ video. Bỏ qua bước này có thể dẫn đến những vấn đề lớn trong các công đoạn thu âm lồng tiếng, chẳng hạn như:


  • đoạn lồng tiếng phải đọc cực nhanh để khớp vào một đoạn video

  • phòng thu phải chỉnh tốc độ audio lên nhanh sau khi thu xong

Các tình huống này dẫn đến giảm độ rõ nghĩa, làm giọng nói thiếu tự nhiên, hệ quả là phải tăng thêm chi phí để chỉnh sửa và kéo dài thời gian.


Ngoài ra, cũng nên lưu ý là các qui trình được nêu chi tiết dưới đây không thể áp dụng được cho tất cả các loại video – chúng chỉ hiệu quả với một số loại nội dung. Vì thế, dù biết thêm thì vẫn tốt, nhưng bạn không nên chỉ dựa vào chúng.


Đảm bảo video gốc có những đoạn nghỉ trong phần thuyết minh


Đây là nguyên tắc chung cho tất cả các loại video, đặc biệt là các phim giới thiệu doanh nghiệp, video học trực tuyến hoặc các nội dung huấn luyện kĩ năng. Tạo ra những đoạn tạm dừng trong phần âm thanh thuyết minh – lồng tiếng sẽ giúp khán giả có thời gian tiếp thu những gì đang xem. Khi bản dịch bị dôi chữ thì cũng dễ cân đối vào những phần nghỉ trong video.


Lý tưởng mà nói thì tập tin âm thanh gốc nên giống như dưới đây – với các khoảng tạm dừng xen giữa các đoạn có sóng âm, khớp theo những câu nói trong đoạn âm thanh:



Ngược lại, bạn nên tránh dạng âm thanh có hình sóng âm như sau:



Dẫu vậy, hãy luôn nhớ là dạng âm thanh này là không thể tránh khỏi trong các dự án dịch và lồng tiếng phim giới thiệu doanh nghiệp vốn thường chứa rất nhiều thông tin hoặc TVC quảng cáo, vốn thường sẽ nhanh hơn, và thường đòi hỏi nhiều đáng kể hơn thao tác biên tập lời thoại theo thời gian.


Làm chậm lại đoạn video gốc


Trong qui trình này, một người biên tập video sẽ giãn đoạn video ra khoảng 5%. Ví dụ, nếu bạn có đoạn video dài 60 giây, người biên tập sẽ kéo dài thành 63 giây. Viết ra trên giấy thì thời gian này chẳng đáng kể gì, nhưng nó có thể làm nên điểm khác biệt thực sự trong tốc độ chung của một đoạn video – làm cho các phiên bản được chuyển ngữ trở nên dễ theo dõi hơn cho khán giả, đặc biệt là đối với các nội dung học trực tuyến hoặc huấn luyện kĩ năng.


Kéo giãn đoạn video lên 5% sẽ làm nên một điều khác biệt đáng kể trong giúp đoạn thuyết minh chuyển ngữ được khớp hơn. Tuy nhiên, có 2 điều phải nói trước về bí quyết này. Đầu tiên, cách này sẽ không hiệu quả đối với các dự án đòi hỏi bất cứ điều gì ngoài thuyết minh không nhân vật (off-screen voice over narration), vì thế không nên dùng cho UN-style, thay thế hội thoại hoặc lồng tiếng theo khẩu hình. Thứ hai, cách này sẽ kém hiệu quả hơn đối với các nội dung cần hoạt động trực tiếp trong đó, vì mắt thường sẽ dễ phát hiện thấy các cử động không tự nhiên như người. Vì vậy mà bí quyết này hữu hiệu nhất đối với các đoạn video hoạt hình, các nội dung huấn luyện kĩ năng hoặc video giới thiệu công ty, vốn thường bao gồm chủ yếu là chữ và nội dung hình ảnh.


Kéo giãn các đoạn “có vấn đề” bằng cách mở rộng đoạn phim, dùng B-roll, hoặc kéo dài tựa đề


Không phải phần nào của bản dịch video cũng bị dôi chữ như nhau – hay thậm chí có đoạn dôi chữ có đoạn không, đặc biệt là nếu đoạn video gốc đã được ngắt dừng tốt (theo bí quyết 1). Trong trường hợp này, bạn có thể nhờ đến một biên tập viên video kéo giãn đoạn “có vấn đề” – nghĩa là, những đoạn mà phần bản dịch kịch bản không khớp được thời gian với video. Biên tập viên có thể kéo dài đoạn phim đó bằng cách bổ sung hoặc kéo dài thời gian cho phần xuất hiện của tiêu đề, tựa đề ở các đoạn giữa, hoặc các chú dẫn (đặc biệt trong các dự án mà khách hàng có tập tin biên tập gốc), hoặc thậm chí họ có thể định khung hình chính (key-frame) một đoạn để kéo dài nó. Tóm lại, một biên tập viên video có nhiều chiêu thức để làm video dài hơn nhằm khớp với phần bản dịch lời bình bị dôi chữ.


Có một số điểm hạn chế của phương pháp này. Đầu tiên, nó khá tốn công sức, nghĩa là sẽ tốn nhiều tiền. Thứ hai, vì các ngôn ngữ được dịch ra thường không bị dôi chữ theo cùng một cách, nghĩa là cuối cùng mỗi ngôn ngữ dịch ra bạn lại có một video khác nhau, với các phần khung giờ khác nhau. Thứ ba, một vài phần của đoạn video cần phải được kéo giãn có thể không hợp với việc đó, vì thế bạn có thể gặp phải một vài đoạn kéo giãn không đạt chuẩn. Vì nguyên nhân này, mà đây là một kĩ thuật chỉ hiệu quả nhất khi được sử dụng một cách hạn chế, và sau khi một đoạn lời thoại / lời bình đã được biên tập khớp theo thời gian, để cho các phần “có vấn đề” có thể được xác định ra trước và các phương pháp kéo giãn có thể được sắp xếp trước.


Lên kế hoạch trước nếu trong video có nhạc


Hãy nhớ rằng, ngoài video và phần âm thanh thuyết minh, nhiều video có thành phần thứ 3 được tích hợp cùng – phần nhạc. Phần nhạc có thể làm hỏng bất cứ bước nào trong các qui trình được nêu trong bài này –nhạc có thể không khớp thời gian nếu bạn kéo giãn phần thuyết minh trên video, hoặc video chuyển ngữ, và nghe sẽ rất kì khi chạy chậm. Vì lí do đó, hãy thử dùng dạng nhạc theo vòng lặp (modular music) trong video của bạn – tức là, loại nhạc được tạo ra từ những đoạn nhạc mẫu có thể lặp lại được, đặc biệt nhằm kéo dài các bài nhạc. May mắn thay, hầu như các loại nhạc có thể mua bản quyền làm video giới thiệu công ty và phim quảng cáo đều được tạo ra theo cách này.


Cũng nên lưu ý việc biên tập nhạc sẽ tốn thêm công sức cho một dự án dịch thuật video, và trực tiếp dẫn đến tăng chi phí. Cuối cùng, nếu có thể, bạn hãy bắt đầu nghĩ đến việc giãn chữ ngay khi bạn làm video gốc – trong quá trình quay phim và biên tập, bạn có thể có những bước tuy nhỏ nhưng có thể giảm đáng kể chi phí dịch thuật và hậu kỳ cho ngôn ngữ mới, ví dụ như tạo sẵn nhiều chú dẫn trong đoạn phim (để sau này có thể kéo giãn), làm chậm lại phần thuyết minh, và để sẵn nhiều đoạn dừng trong video. Nói bao nhiêu cũng không đủ  – lên kế hoạch trước có thể làm giảm không ngờ chi phí và thời gian của dự án.




Nguồn: Công ty Dịch Thuật SMS
https://www.dichthuatsms.com/cach-xu-ly-khi-bi-doi-chu-khi-long-tieng-video/

Từ khóa: dịch thuật video, dôi chữ, lồng tiếng video, thu âm video, thuyết minh video, xử lý dôi chữ, Dịch thuật video A-Z, Thu âm lồng tiếng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét