Tiếng Trung Giản Thể và Phồn Thể là hai hệ thống chữ viết của tiếng Trung, có chung nguồn gốc nhưng đã phát triển theo những hướng khác nhau từ những năm 1950. Gần đây, vào tháng 2/2016, khán giả của kênh truyền hình TVB đã nổi giận khi đài này chạy phụ đề tiếng Hoa Giản Thể cho một chương trình mới, thay vì phụ đề chữ Phồn Thể như thường lệ.
Trung Quốc, quốc gia rộng lớn với đầy những yếu tố đa dạng và phức tạp gây bối rối cho nhiều người. Và một trong những phương diện gây bối rối nhất về Trung Quốc chính là hệ thống chữ viết của họ – chữ Giản Thể và Phồn Thể. Với hầu hết chúng ta, chỉ có duy nhất một bảng chữ cái và một cách để viết ngôn ngữ của mình, và vấn đề chữ Giản Thể và Phồn Thể chỉ làm cho một vấn đề vốn đã phức tạp càng thêm khó hiểu hơn. Vì vậy hãy cùng xem xét để làm rõ một tình trạng thật ra rất rõ ràng.
Chữ Giản Thể – Chữ Phồn Thể – Tiếng Quảng Đông – Tiếng Quan Thoại
Đầu tiên, cần làm rõ một số điểm cơ bản: tiếng Quảng Đông và Quan Thoại là các phương ngữ của văn nói Trung Quốc, không phải là các hình thức của văn viết. Tiếng Giản Thể và Phồn Thể là các hình thức của văn viết, không phải tiếng địa phương trong văn nói. Những khái niệm này thường được dùng lẫn lộn như thể chúng là cùng một thứ, trong khi rõ ràng là không phải – giống như tiếng Quan Thoại không phải là tiếng Trung Quốc mà chỉ là một phương ngữ của nó.
Hiện nay, tất nhiên là ở Trung Quốc có nhiều người nói tiếng Quan Thoại đến mức nó có lượng dân số bản ngữ trội hơn hẳn một vài phương ngữ khác, và các phiên dịch viên tiếng Trung tại Việt Nam phần lớn đều biết nói tiếng Quan Thoại. Tuy nhiên, đó là ngôn ngữ nói, còn khi chúng tôi bàn về Hoa ngữ Giản Thể và Phồn Thể thì việc đó không liên quan gì đến cách bạn nói tiếng Hoa cả, dù là tiếng Quan Thoại hay tiếng Quảng Đông.
Câu chuyện ra đời của tiếng Trung Giản Thể
Tiếng Hoa Phồn Thể là hệ thống chữ viết đã được người Trung Quốc sử dụng hàng ngàn năm trước. Đó là một hệ thống chữ viết rất phức tạp – như bạn biết, người Trung Quốc không sử dụng các chữ cái như trong ngôn ngữ của người phương Tây – họ dùng các ký tự có thể tượng trưng cho nhiều thứ. Các ký tự này phát triển rất tinh vi và phức tạp qua năm tháng, và học viết tiếng Trung Quốc là một thách thức cả với người bản xứ. Với người nước ngoài, thậm chí với các chuyên gia dich tai lieu tieng Hoa lành nghề, đó thực sự là một quá trình rất khó khăn.
Tiếng Giản Thể đúng như tên gọi của nó – được đơn giản hóa. Được xúc tiến sau Thế Chiến Thứ II bởi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chữ viết của tiếng Giản Thể ban đầu không khác gì tiếng Phồn Thể về phương diện từ vựng, ngoại trừ phần lớn các ký tự được dùng để viết được đơn giản hóa theo nghĩa đen – nhiều nét tinh vi được loại bỏ và các ký tự được giảm thành các dạng cơ bản hơn và dễ ghi nhớ hơn.
Qua thời gian, các khái niệm mới được đưa vào cả hai hệ thống chữ viết và đó là nơi chúng tách ra một chút, hình thành các hệ thống chữ viết thực sự phân biệt. Tuy nhiên, phần lớn những người thông thạo tiếng Trung Phồn Thể vẫn có thể đọc tiếng Giản Thể khá dễ dàng. Trong khi đó, người học tiếng Giản Thể chưa chắc đã có thể đọc hay dịch tiếng Hoa Phồn Thể.
Trong khi chữ Giản Thể được sử dụng ở Trung Hoa lục địa, thì người Hoa ở Hong Kong, Macau và Đài Loan – những người Hoa đã di cư từ trước biến cố lịch sử 1950 – vẫn sử dụng tiếng Hoa viết theo kiểu Phồn Thể. Đây là điều mà những người làm dịch thuật phụ đề tiếng Hoa cho các sản phẩm phim ảnh và video nên để ý. Gần đây, vào tháng 2/2016, khán giả của kênh truyền hình TVB đã nổi giận khi đài này chạy phụ đề tiếng Hoa Giản Thể cho một chương trình mới, thay vì phụ đề chữ Phồn Thể như thường lệ.
Nguồn: Công ty Dịch Thuật SMS
https://www.dichthuatsms.com/su-khac-nhau-giua-tieng-trung-gian-the-va-phon-the/
Từ khóa: dịch chữ giản thể, dịch chữ phồn thể, dịch tiếng hoa giản thể, dịch tiếng hoa phồn thể, tiếng hoa giản thể, tiếng hoa phồn thể, tiếng trung giản thể, tiếng trung phồn thể, Tiếng Hoa, Tìm hiểu ngôn ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét